Cách Bỏ Password Khi Vào Máy Tính Khác Trong Cùng Mạng LAN Win 10

Bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10 là một thủ thuật nhỏ, khá đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích đối với những người thường xuyên sử dụng mạng LAN để trao đổi dữ liệu trong cơ quan, công ty hay trường học. Thủ thuật này giúp bạn tiết kiệm được “kha khá” thời gian và dễ dàng truy cập vào máy tính trong cùng mạng LAN mà không phải mất thời gian ngồi nhập pass. Nếu bạn chưa biết đến thủ thuật này thì cùng Fptinternet.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nên bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10

Khi chúng ta tắt và bỏ mật khẩu khi chia sẻ dữ liệu sẽ giúp máy tính khác truy cập dễ dàng hơn. Vì nhiều khi không biết mật khẩu nên không thể truy cập vào máy tính chia sẻ để lấy dữ liệu. Còn nếu bạn không muốn tất cả các máy tính khác trong mạng LAN có thể truy cập vào máy tính của bạn thì bạn không nên tắt hoặc xóa mật khẩu.

Khi bạn đã tắt mật khẩu khi chia sẻ dữ liệu. Khi đó các máy tính khác muốn truy cập chỉ cần bấm vào tên máy tính là có thể truy cập được. Lúc này, tất cả dữ liệu được chia sẻ, chia sẻ trực tuyến sẽ hiển thị và bạn chỉ cần nhấp vào tập tin cần thiết để sử dụng hoặc có thể sao chép vào máy tính một cách dễ dàng.

Xem thêm >>> Hướng Dẫn Cách Phát Wifi Win 10 Cực Nhanh Trong “Một Nốt Nhạc”

Hướng dẫn bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10

Sử dụng control panel

Bước 1. Mở hộp thoại RUN bằng phím tắt Windows + R -> Sau đó nhập control và nhấn Enter để có thể truy cập giao diện Control Panel.

Bước 2. Tại cửa sổ giao diện Control Panel, bạn chọn Network and center (Mạng và trung tâm) -> Sau đó nhấp vào tùy chọn Change Advanced sharing settings (Thay đổi cài đặt chia sẻ nâng cao) để đi đến các cài đặt tiếp theo.

Bước 3. Tại giao diện mới hiển thị, tích vào dòng Turn off password protected sharing (Tắt chia sẻ được bảo vệ bằng mật khẩu) -> Sau đó nhấn Save changes (Lưu thay đổi) để lưu cài đặt.

Như vậy là bạn đã có thể bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10 rồi. Thật dễ dàng, phải không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người dùng vẫn không thể thực hiện cách này do một số lỗi. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy áp dụng những cách tiếp theo nhé.

Xóa pass tài khoản Guest

Bước 1. Mở hộp thoại RUN bằng cách nhấn phím tắt Windows + R -> Gõ control userpasswords2 và Nhấn OK.
bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10
Gõ control userpasswords2
Bước 2. Cửa sổ User Accounts (Tài khoản người dùng) hiển thị, chọn tài khoản Guest (Khách) -> Chọn tính năng Reset Password (Đặt lại Mật khẩu).
Bước 3. Khi cửa sổ cài đặt mật khẩu xuất hiện như hình dưới, bạn cần để trống và nhấn OK để hoàn tất việc xóa mật khẩu trong tài khoản Guest của bạn.
bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10
để trống và nhấn OK
Bước 4. Sau khi hoàn tất các bước trên, Khởi động lại máy và thiết lập lại tính năng Turn off password protected sharing (Tắt tính năng chia sẻ được bảo vệ bằng mật khẩu) như hướng dẫn ở cách một và xem kết quả.

Thiết lập trong Local Group Policy

Bước 1. Mở RUN bằng phím tắt Windows + R -> Nhập lệnh gpedit.msc và nhấn Enter để mở cửa sổ Local Group Policy Editor.
bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10
Nhập lệnh gpedit.msc và nhấn Enter
Bước 2. Mở Windows Settings -> Sau đó nhấp vào Security Settings -> Sau đó nhấp đúp vào thư mục Local Policies ở bên phải màn hình.
Bước 3. Nhấp đúp vào thư mục Security Options (Tùy chọn bảo mật).
Bước 4. Điều hướng đến dòng Account: Limit local account use of bank passwords to console logon only (Tài khoản: Giới hạn tài khoản cục bộ sử dụng mật khẩu ngân hàng để chỉ đăng nhập bảng điều khiển) -> Sau đó chọn Disable và nhấn OK.
bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10
chọn Disable và nhấn OK
Bước 5. Khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem đã bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10 hay chưa.
Trên đây là 3 cách bỏ password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan win 10 đơn giản nhất dành cho bạn. Hãy chọn cho mình một cách thực hiện nhé.
Chúc bạn thành công!

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Vote count: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.